Trước xu hướng hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, nhu cầu nhân lực từ các tập đoàn quốc tế đầu tư vào Việt đang rất lớn. Đứng trước thực tế này, rất nhiều phụ huynh đã sớm hướng cho các đứa con của mình tiếp cận với ngoại ngữ từ rất sớm, với suy nghĩ rất đơn giản: trẻ được làm quen càng sớm thì khả năng học giỏi tiếng anh càng cao.
Bởi theo nhiều nghiên cứu thì trẻ càng được tiếp xúc với tiếng Anh sớm khả năng nắm bắt ngôn ngữ càng tốt vì càng nhỏ tuổi, trẻ càng ít bị lệ thuộc và chi phối bởi các cách giải thích ngữ pháp và sự tư duy về ngôn ngữ đã được định hình. Não bộ của chúng ta được cấu tạo theo cách, tất cả những người bình thường, dù là ở nước nào, đều có khả năng học được nhiều ngoại ngữ, kể cả học cùng lúc. Dù là trẻ sơ sinh, các em cũng đã có khả năng đó và học ngôn ngữ theo cách nghe, quan sát, tiếp nhận và nhớ ngôn ngữ. Các bà mẹ chính là những người tác động lớn nhất tới trẻ trong quá trình trẻ nói thứ tiếng đầu tiên của mình.
Trẻ càng được tiếp xúc với tiếng Anh sớm khả năng nắm bắt ngôn ngữ càng tốt
1. Trẻ học tiếng Anh quá sớm có thể dẫn đến rối loạn ngôn ngữ
Não bộ của chúng ta được cấu tạo theo cách, tất cả những người bình thường, dù là ở nước nào, đều có khả năng học được nhiều ngoại ngữ, kể cả học cùng lúc. Dù là trẻ sơ sinh, các em cũng đã có khả năng đó và học ngôn ngữ theo cách nghe, quan sát, tiếp nhận và nhớ ngôn ngữ. Các bà mẹ chính là những người tác động lớn nhất tới trẻ trong quá trình trẻ nói thứ tiếng đầu tiên của mình. Trẻ tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ hàng ngày, từ việc nghe, nói chuyện với ông bà, cha mẹ, xem tivi, nghe radio… Do vậy, tiếng mẹ đẻ đã chiếm một vùng khá lớn trong não của trẻ. Và điều kỳ diệu là trẻ nhỏ vẫn đang vận dụng những chiến lược học ngôn ngữ có tính bẩm sinh của riêng các em vào việc tiếp nhận tiếng mẹ đẻ và sẽ sớm nhận thấy rằng, các em cũng có thể áp dụng những chiến lược này vào việc học tiếng Anh.
Tiến sĩ Elaine Schneider, chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu tâm lý trẻ em tại Đại học Nova Southeastern (Mỹ) cho biết cần phải phân biệt rạch ròi giữa rối loạn ngôn ngữ và sự nhầm lẫn trong sử dụng ngôn ngữ. Khi một đứa trẻ đang học hai ngôn ngữ, chúng có thể dùng lẫn lộn. Ví dụ khi đang nói tiếng Việt, trẻ có thể pha lẫn tiếng Anh vì có thể cách mà bố mẹ, thầy cô dạy tiếng Anh cho trẻ hấp dẫn hơn tiếng mẹ đẻ khiến trẻ nhớ đến từ ngữ đó trước. Đây là điều hoàn toàn bình thường, không có gì là rối loạn. Thêm vào đó, những nghiên cứu khoa học của các giáo sư tại Đại học Washington (Mỹ) đã chứng minh rằng, trẻ học ngôn ngữ thứ hai sớm không những có khả năng phát âm chuẩn xác mà còn có khả năng tập trung chú ý tốt hơn, phát triển khả năng quan sát và phân tích, từ đó tư duy của trẻ cũng được phát triển.
2. Trẻ cứ học tiếng Anh sớm là giỏi
Theo nhiều nghiên cứu thì trẻ càng được tiếp xúc với tiếng Anh sớm khả năng nắm bắt ngôn ngữ càng tốt vì càng nhỏ tuổi, trẻ càng ít bị lệ thuộc và chi phối bởi các cách giải thích ngữ pháp và sự tư duy về ngôn ngữ đã được định hình. Tuy nhiên, không phải trẻ cứ học sớm là giỏi! Các bậc phụ huynh cần nhớ là hiệu quả của việc học tiếng Anh ở trẻ em còn phụ thuộc rất lớn vào tần suất tiếp xúc và môi trường tiếng Anh xung quanh trẻ.
Phụ huynh chính là người giúp trẻ học tiếng Anh tốt nhất
3. Cha mẹ không biết ngoại ngữ thì không thể giúp con trẻ học tiếng Anh
Với quan điểm này, các vị phụ huynh đã vô tình làm giảm vai trò quan trọng của mình. Hiện nay có rất nhiều website, công cụ học tiếng Anh trực tuyến có chức năng tự động chấm điểm, sửa và tổng hợp lỗi sai với mục đích giúp các em nhớ lâu, hiểu nhanh. Vì vậy, các bậc cha mẹ không cần biết tiếng Anh cũng có thể nắm được tình hình của con bằng các công cụ trên để rồi giúp con tập trung học hành. Phụ huynh muốn con giỏi tiếng Anh nên tạo nhiều cơ hội để con được tiếp xúc với tiếng Anh hàng ngày như nghe nhạc, xem phim có phụ đề tiếng Việt, chơi các trò chơi…
4. Ép trẻ học tiếng Anh với cường độ căng thẳng
Nhiều bậc phụ huynh, vì muốn con mình nhanh tiến bộ nên áp dụng cho con một lịch học dày đặc, không chỉ đến các trung tâm mà còn thuê cả gia sư kèm cặp. Các chuyên gia về trẻ em đánh giá cao việc phụ huynh ngày càng quan tâm đến việc học ngoại ngữ cho trẻ. Điều đó là rất tốt nhưng cũng quan trọng không kém là việc các ông bố bà mẹ cần tránh gây áp lực tâm lý cho trẻ trong quá trình học tập. Tiếp thu một ngôn ngữ, luôn bắt đầu bằng một “giai đoạn yên lặng” để học viên tiếp nhận những âm điệu và đặc tính của ngôn ngữ, nghĩa là một đứa trẻ không thực sự nói ra điều gì nhưng vẫn có thể ngầm tiếp nhận và ghi nhớ những gì chúng học.
Có nhiều phương pháp để dạy cho trẻ. Đặc điểm lứa tuổi này là thích nói về bản thân, gia đình, thích những cuốn sách nhiều tranh vẽ, màu sắc, thích làm thủ công, vẽ, hát, thích ăn quà, vui chơi và được nghe đọc sách truyện. Cho nên, bố mẹ nên tận dụng điều này để giúp trẻ học tiếng Anh tốt hơn thông qua các bài hát, các câu chuyện đơn giản. Sử dụng các hình thức này sẽ giúp trẻ quan tâm và yêu thích việc học một ngôn ngữ mới đồng thời giúp trẻ có được sự tự tin bởi trẻ đang học theo cách vui vẻ và thoải mái.
Hy vọng bài viết giúp giải đáp phần nào những băn khoăn lo âu của các cha mẹ trong việc học tiếng Anh của các bé.
0 nhận xét:
POST A COMMENT